Giá trị bất động sản năm 2024 nằm ở đâu?

08/03/2024

Năm 2024, thị trường bất động sản dần ấm lên song chỉ những dự án đáp ứng nhu cầu ở thật mới nhận được sự chú ý của khách hàng. Nếu muốn tiếp tục phát triển, các chủ đầu tư phải tìm ra giá trị thật của bất động sản.
Sức khỏe - yếu tố cốt lõi của cuộc sống trọn vẹn
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Covid-19 có dấu hiệu bùng phát lại. Ngoài Covid-19, Việt Nam cũng là điểm nóng của nhiều bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết. Năm 2023, cả nước ghi nhận 172.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Dù số ca mắc đã giảm khoảng 54% so với năm 2022 song vẫn ở mức cao.

Diễn biến khó lường của dịch bệnh đã đánh thức sự quan tâm của người dân đến sức khỏe hơn. Điều này thể hiện ở việc khi mua nhà, ngoài vị trí, giao thông, khách hàng còn chú trọng đến các yếu tố liên quan tới sức khỏe. Do đó, trong những năm gần đây, các chủ đầu tư bất động sản (BĐS) đã cho ra đời hàng loạt dự án BĐS wellness.

Theo Viện Sức khỏe toàn cầu (GWI), BĐS wellness là các mô hình BĐS cung cấp công cụ cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần. Nhìn chung, tại Việt Nam hiện nay, phần lớn các dự án wellness đều gắn với du lịch nghỉ dưỡng, có các tiện ích chăm sóc sức khỏe như vườn cây, công viên… Tuy nhiên, một số dự án này chỉ hướng đến người có thu nhập cao.  

BĐS wellness hỗ trợ cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần cho cư dân (Ảnh: Freepik).

BĐS wellness chưa giải quyết triệt để hết nhu cầu, bởi mọi người đều cần chăm sóc sức khỏe; nhu cầu này không dừng lại ở những chuyến du lịch mà cần đi sâu vào cuộc sống hàng ngày. Ngoài thể lực, tinh thần, khách hàng còn cần có kinh tế "khỏe".

Như vậy, nếu không chạm đến nhu cầu thiết yếu, các dự án sẽ khó được khách hàng chú ý tới. Từ đó, BĐS well-being - phiên bản hoàn thiện của BĐS wellness ra đời, được xem là giải pháp tối ưu, hỗ trợ giải quyết nhu cầu của khách hàng mua nhà. 

BĐS well-being góp phần đưa mọi người đến cuộc sống hạnh phúc

Với loại hình BĐS well-being, chủ đầu tư thường hướng tới xây dựng không gian sống hạnh phúc cho người Việt, đây là các dự án chú trọng đến hành trình trải nghiệm, nâng niu cảm xúc nhằm đạt tới trạng thái thỏa mãn cuộc sống của khách hàng. Các dự án này mang chất sống xanh, sống khỏe đi sâu vào cuộc sống hàng ngày. Khi có thể chất, tinh thần tốt, trí tuệ được nâng lên, con người có thể phát triển kinh tế hiệu quả hơn. Nếu dự án có giá bán hợp lý, mọi người có thể sở hữu tổ ấm viên mãn.

Nhu cầu hiện hữu là vậy, song chỉ những chủ đầu tư có định hướng kinh doanh đổi mới, nghĩ đến giá trị thực khách hàng cần, tài chính mạnh mới có thể thực hiện trong thời điểm hiện tại.

Việt Nam bắt đầu có các dự án BĐS thiên về lối sống wellness dành cho người có điều kiện. Tuy nhiên, các dự án BĐS well-being toàn diện, phù hợp với mọi khách hàng, đặc biệt là người cao tuổi (chiếm 13,9% dân số năm 2023) và Gen Z (chiếm 25% lực lượng lao động đầu năm 2023) thì chưa nhiều.

Để giải quyết bài toán này, các chủ đầu tư có xu hướng tìm đến những khu vực hoang sơ nhưng giàu tiềm năng, không quá xa trung tâm nhằm đảm bảo sự kết nối. Trong đó, rừng núi được đánh giá là miền đất hứa, hội tụ tiềm lực để phát triển BĐS well-being.

Không gian trong lành, hoang sơ tại Hòa Bình (Ảnh: Duy Trung).

Điển hình là Hòa Bình, đây là cửa ngõ kết nối giữa vùng Tây Bắc với Hà Nội và các tỉnh khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Hòa Bình có nhiều tiềm năng phát triển BĐS well-being khi sở hữu diện tích đất tự nhiên gần 4,6 nghìn km2; văn hóa bản địa đặc sắc của dân tộc Mường, Thái; khí hậu ôn hòa; cảnh quan thơ mộng với nhiều địa danh như hồ Hòa Bình, bến nước Hiền Lương…

Địa phương vừa được chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu. Sau khi hoàn thành, trục đường này sẽ kết nối với đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, giúp các phương tiện dễ dàng di chuyển từ Hà Nội đến Hòa Bình.

Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định 1648/QĐ-TTg về việc Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 20/12/2023. Cụ thể, đến năm 2030, địa phương này sẽ đạt trình độ phát triển khá, có thu nhập bình quân trong nhóm dẫn đầu vùng trung du và miền núi Phía Bắc. Tầm nhìn đến năm 2050, Hòa Bình trở thành tỉnh phát triển, có thu nhập bình quân đầu người ở mức cao, là trung tâm dịch vụ du lịch hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Theo Dân trí

chevron_left
chevron_right