Hậu trường các thương vụ M&A bất động sản

11/02/2023

Trước thị trường mang nhiều biến động, các nhà đầu tư vẫn không ngừng tìm kiếm những cơ hội để đẩy nhanh sự phát triển cho doanh nghiệp. Và việc đẩy mạnh thực hiện các thương vụ M&A là một chiến lược được chọn giúp các doanh nghiệp bất động sản vực dậy. Tuy vậy, hậu trường phía sau của các thương vụ M&A này vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề rủi ro cho các nhà đầu tư.

1. Thương vụ M&A rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp bất động sản gặp không ít khó khăn liên quan chủ yếu về việc khan hiếm các quỹ đất và tình trạng “hét giá” ở mức cao. Ở thời điểm hiện tại mặc dù nguồn hàng đã không còn khan hiếm như trong giai đoạn dịch bệnh. Nhưng thị trường lại tiếp tục rơi vào  tình trạng tắc thanh khoản do tín dụng bị siết, thủ tục dự án kéo dài, khiến nhiều doanh nghiệp đuối sức không còn khả năng thực hiện dự án buộc phải rao bán dự án.

Theo ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty Phú Đông Group chia sẻ, thị trường M&A cũng giống như thị trường bất động sản. Các thương vụ M&A diễn ra cũng phụ thuộc vào từng thời điểm để quyết định giá bán ra hay mua lại sao cho phù hợp. Các thương vụ M&A, những dự án cũng có nhiều thay đổi, chỉ có những doanh nghiệp nào thực sự có nguồn lực và thương vụ phải thật sự hấp dẫn mới mua dự án lúc này. bởi thực tế chưa thể lường được sự khó khăn của thị trường bất động sản sẽ còn kéo dài đến khi nào.

Theo các nhận định, M&A là chiến lược chủ yếu được các chủ doanh nghiệp đẩy nhanh việc phát triển quỹ đất sạch, thực hiện các dự án. Với những thương vụ M&A, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian về các thủ tục pháp lý cũng như giải quyết được những vấn đề liên quan.

2. Hướng đi nào cho các dự án?
Trước bối cảnh hiện tại, thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thách thức. Các kênh huy động vốn như phát hành trái phiếu, tín dụng, thị trường chứng khoán đều bị gián đoạn. Các vấn đề về về nguồn vốn, các doanh nghiệp bất động sản còn phải đối mặt với nhiều trở ngại cả về khách quan và chủ quan, chẳng hạn như lãi suất, tỷ giá và chi phí xây dựng.
Theo nhận định từ các nhà đầu tư bất động sản, để tìm kiếm nguồn vốn triển khai các dự án. Các nhà đầu tư trong nước đã chủ động tìm kiếm nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài bằng việc liên doanh, liên kết để phát triển dự án.
Theo nguồn tin được biết, giữa năm 2022, Tập đoàn Danh Khôi đã liên doanh với Tập đoàn Tokyu Corporation (Tokyu) của Nhật Bản để phát triển dự án The Meraki (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Được biết ,dự án có tổng mức giá trị đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Tokyu góp vốn 49% trên tổng mức đầu tư.
Cùng với đó, cũng trong năm nay kỳ vọng sẽ có nhiều thương vụ M&A diễn ra. Bên cạnh đó nhiều tập đoàn bất động sản lớn trong nước như Novaland, Hưng Thịnh… đều ít nhiều thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên so với nhu cầu sử dụng vốn lớn trong việc triển khai dự án, nguồn vốn từ kênh này không thấm vào đâu.

chevron_left
chevron_right